✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng
Ở tam cá nguyệt thứ nhất không ít mẹ gặp phải tình trạng ăn không ngon miệng và mệt mỏi do ốm nghén. Việc này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe tổng thể của người mẹ. Trong bài viết này hãy cùng TIANYIAI tìm hiểu về những món ăn giúp an thai 3 tháng đầu nhé!
Mục lục
ToggleNguyên tắc về dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ
Khẩu phần dinh dưỡng cho bà bầu cần được lựa chọn một cách khoa học. Thực đơn nên chứa đầy đủ dưỡng chất, dễ tiêu hóa và không nên ăn những thực phẩm chưa chín hoặc tái sống. Các món ăn giúp an thai 3 tháng đầu cần tuân thủ theo nguyên tắc sau:
- Ưu tiên thực phẩm dễ tiêu hóa: Bà bầu nên ăn các loại thực phẩm như các loại hạt, đậu, thịt gà, rau quả và sữa ít đường. Tránh các loại thực phẩm khó tiêu như đồ ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ và chất béo.
- Loại bỏ thực phẩm tái sống, chưa chín: Tránh ăn các loại thực phẩm chưa chín hoặc tái sống để đề phòng vi khuẩn gây hại như Salmonella, Listeria, Toxoplasma. Việc nhiễm phụ nữ có thai có thể gây nguy cơ cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
- Đảm bảo bổ sung đủ dưỡng chất và chia nhỏ khẩu phần: Thực đơn hàng ngày nên cung cấp đủ lượng calo, carb, protein và lipid. Cần chia khẩu phần thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ.
- Kiểm soát lượng thức ăn: Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều để tránh thừa cân và các vấn đề sức khỏe khác như tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ. Cần tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ và chỉ ăn khi đói, không ăn khi chỉ cảm thấy thèm.
Đọc thêm: Sau sinh nên ăn trái cây gì? 4 thực đơn tẩm bổ Đông y khuyên dùng
Thực đơn tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu cần có những vi chất gì?
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, việc xây dựng thực đơn đầy đủ dưỡng chất là yếu tố quan trọng giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và hỗ trợ thai nhi phát triển. Chế độ ăn cần đáp ứng đủ năng lượng, carb, protein, lipid và các vitamin, khoáng chất thiết yếu.
1. Nhu cầu về năng lượng
Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến nghị rằng mẹ bầu cần bổ sung khoảng 1.780 – 2.100 calo/ngày trong 3 tháng đầu để duy trì năng lượng. Cung cấp đủ năng lượng không chỉ giúp mẹ tránh tình trạng mệt mỏi mà còn hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi. Mẹ bầu không nên nạp quá ít hoặc quá nhiều calo, bởi thiếu hụt năng lượng có thể dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai, trong khi dư thừa calo có thể dẫn đến tăng cân không kiểm soát và nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
2. Nhu cầu về carb, protein và lipid
Dựa theo khuyến nghị từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, lượng carbohydrate, protein và lipid cần thiết trong chế độ ăn của mẹ bầu trong ba tháng đầu của thai kỳ được khuyến nghị như sau:
Dưỡng chất | Lượng cần thiết | Vai trò | Nguồn cung cấp |
Carbohydrate (Carb) | 297 – 370g/ngày | Cung cấp năng lượng chính cho cơ thể | Cơm, bún, khoai, ngũ cốc, miến |
Protein | 61g/ngày | Xây dựng tế bào và mô, phát triển cơ bắp | Thịt nạc, cá, trứng, sữa, đậu, hạt vừng |
Lipid | 46.5 – 58.5g/ngày | Phát triển não bộ, hỗ trợ hệ thần kinh | Dầu oliu, dầu hạt, các loại hạt, mỡ cá |
Protein đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng tế bào, giúp thai nhi phát triển mạnh mẽ. Carb cung cấp năng lượng cho cả mẹ và bé, trong khi lipid là nguồn dưỡng chất giúp não bộ và hệ thần kinh của bé hình thành và phát triển.
3. Nhu cầu về các vitamin và khoáng chất
Ngoài các chất dinh dưỡng chính, mẹ bầu cần bổ sung đủ các vi chất để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe như thiếu máu, còi xương, dị tật ống thần kinh. Dưới đây là những vi chất quan trọng mà mẹ bầu không nên bỏ qua:
Vi chất | Lượng cần thiết | Vai trò | Nguồn cung cấp |
Folate (Vitamin B9) | 600 mcg/ngày | Ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, hỗ trợ phân chia tế bào | Gan, lạc, cải bó xôi, súp lơ xanh, hạt hướng dương |
Sắt | 27.4 – 41.1 mg/ngày | Hỗ trợ tạo máu, phòng ngừa thiếu máu | Thịt đỏ, gan, tim, rau lá xanh đậm, đậu hạt |
Canxi | 1200 mg/ngày | Hỗ trợ phát triển hệ xương, răng | Sữa, tôm, rau cải xoăn, đậu phụ |
Vitamin D | 20 mcg/ngày | Hỗ trợ hấp thu canxi, phòng ngừa còi xương | Cá béo, ngũ cốc bổ sung, nấm |
Folate là dưỡng chất không thể thiếu để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, mẹ bầu cần đảm bảo dung nạp đầy đủ từ các thực phẩm giàu folate như rau xanh và các loại hạt. Sắt giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do tăng thể tích máu khi mang thai. Canxi và vitamin D đảm bảo sự phát triển của hệ xương cho cả mẹ và bé, giúp ngăn ngừa loãng xương ở mẹ và còi xương ở thai nhi.
Đọc thêm: 5 thực đơn cho người sảy thai, phụ nữ sảy thai nên ăn gì?
Mẹ bầu nên ăn những nhóm thực phẩm nào?
Trong những tháng đầu của thai kỳ, việc ăn uống của bà bầu rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi và duy trì sức khỏe của mẹ. Dưới đây là những nhóm thực phẩm quan trọng cần bà bầu cân nhắc để bổ sung vào món ăn giúp an thai 3 tháng đầu:
- Rau xanh lá: Những loại rau xanh như cải xanh, xà lách, rau cải đều cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, K, acid folic, canxi và sắt. Những dưỡng chất này hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và giúp duy trì sức khỏe cho bà bầu.
- Các loại củ và quả: Cà chua, dưa leo, bí đao là những loại rau củ giàu vitamin và chất xơ. Chúng cung cấp acid folic và các khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi và giúp ngăn ngừa các vấn đề như táo bón trong thai kỳ.
- Thực phẩm giàu đạm: Thịt gà, cá, trứng, đậu là những nguồn protein quan trọng cho sự phát triển cơ bắp và mô của thai nhi. Protein cũng là thành phần chính trong việc xây dựng các mô cơ thể của mẹ.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, yến mạch là những nguồn ngũ cốc giàu chất xơ và acid folic. Chúng cung cấp năng lượng bền vững cho mẹ bầu và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
- Trái cây tươi: Chuối, táo, dâu tây chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin C, kali và chất xơ. Trái cây là một nguồn dinh dưỡng dễ tiêu hóa và hấp thụ và là món ăn giúp an thai 3 tháng đầu được nhiều mẹ yêu thích.
- Sữa và sản phẩm từ sữa: Sữa là nguồn cung cấp canxi và protein tuyệt vời cho sự phát triển xương của thai nhi. Sữa chua cũng là một lựa chọn tốt để bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
- Dầu cá và chất béo lành mạnh: Dầu cá và các loại chất béo lành mạnh như hạt chia, quả bơ là nguồn cung cấp omega-3 quan trọng cho sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh của thai nhi.
Những loại thực phẩm mà mẹ bầu cần tránh
Theo Health Hub, dưới đây là các loại thực phẩm mà phụ nữ mang thai nên tránh hoặc hạn chế sử dụng trong món ăn giúp an thai 3 tháng đầu vì chúng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi:
- Sữa chưa được tiệt trùng: Sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa các vi khuẩn gây bệnh như Listeria và E. coli, có thể gây hại cho thai nhi.
- Phô mai mềm như brie, feta, camembert và roquefort: Những loại phô mai này thường được làm từ sữa chưa tiệt trùng và có thể chứa Listeria, dẫn đến các vấn đề như sảy thai và thai chết lưu.
- Pate gan: Chứa vitamin A có hàm lượng cao, quá liều vitamin A có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
- Xúc xích, giăm bông và thịt nguội chưa được nấu chín: Các loại thực phẩm này có thể bị nhiễm Listeria nếu không được nấu chín kỹ.
- Thịt sống hoặc chưa nấu kỹ: Thịt chưa nấu chín đủ có thể chứa các vi khuẩn, ký sinh trùng và các loại độc tố gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Cá ngừ albacore, cá kiếm, cá mập, cá nục và cá thu vua: Các loại cá này có thể chứa hàm lượng cao methylmercury, một chất độc có thể gây hại cho não bộ của thai nhi.
- Thực phẩm làm từ thảo dược: Các loại thảo dược và các chế phẩm từ thảo dược chưa được nghiên cứu đầy đủ về tác dụng và an toàn cho thai kỳ.
- Rượu, bia, đồ uống có cồn: Những thức uống này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như sảy thai, dị tật bẩm sinh và tổn thương não bộ ở thai nhi.
- Rau quả tươi chưa rửa sạch và rau mầm: Có thể chứa các vi khuẩn gây bệnh như E. coli và Salmonella, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Đọc thêm: 12 loại thực phẩm gây sảy thai bà bầu tuyệt đối nên tránh xa
Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!
Thực đơn tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giàu chất xơ, dễ tiêu hóa và an toàn cho thai nhi. Dưới đây là 1 số gợi ý món ăn bữa sáng, trưa, tối và bữa phụ cho các mẹ bầu tham khảo:
Gợi ý món ăn sáng tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Sau một đêm ngủ dậy, mẹ bầu cần có một khẩu phần ăn sáng giàu dinh dưỡng để bổ sung năng lượng và chuẩn bị cho một ngày mới. Dưới đây là những món ăn giúp an thai 3 tháng đầu dễ tiêu hóa mà các mẹ nên ưu tiên:
Món nước | Món cháo | Món hấp | Món ăn khác |
Bánh canh thịt Bánh canh cua Bánh canh cá lóc Bún bò Bún mọc Hủ tiếu xương Hủ tiếu bò viên Phở gà, phở bò Súp cua | Cháo gà Cháo thịt heo băm Cháo sườn Cháo huyết Cháo hải sản Cháo vịt Cháo trứng gà Cháo đậu xanh Cháo ếch | Bánh bao Bánh cuốn Bánh ướt Há cảo Bánh giò Bánh bèo Bánh bột lọc Khoai lang hấp Khoai mì hấp | Bún thịt nướng Bún thịt xào Nui xào bò Mì xào bò Cơm sườn Cơm cuộn Hàn Quốc Bánh mì thịt Bánh mì xíu mại |
Gợi ý món ăn trưa tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Bữa trưa là bữa ăn rất quan trọng đối với mẹ bầu, giúp cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cần thiết để duy trì các hoạt động trong ngày. Nên có đủ 5 món chính là cơm, món xào, món mặn, canh và trái cây làm tráng miệng. Dưới đây là gợi ý món ăn giúp an thai 3 tháng đầu cho chị em:
Món mặn | Món xào | Món canh | Món tráng miệng |
Thịt heo kho trứng Gà kho lá quế Mực dồn thịt sốt chua ngọt Sườn nướng ngũ vị Trứng chiên thịt bằm Tôm rim thịt ba chỉ Cá hồi áp chảo | Thịt heo xào đậu que Thịt bò xào bông bí Mực xào thập cẩm Sườn xào chua ngọt Thịt bò xào đậu rồng Thịt bò xào súp lơ xanh Thịt nạc xào măng tây | Canh gà táo đỏ Canh xương bò nấu bí đao Canh giò heo nấu củ dền Canh sườn heo nấu bí đỏ Canh gà ác nấu hạt sen | Cam, quýt, bưởi Táo Dưa hấu Dâu tây Việt quất Kiwi Đu đủ chín Chuối |
Gợi ý món ăn tối tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Để có bữa tối phù hợp cho bà bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì mẹ nên chọn các món ăn thanh đạm, hạn chế nêm nếm nhiều gia vị và ít dầu mỡ. Dưới đây là các món ăn giúp an thai 3 tháng đầu mà mẹ bầu có thể ăn vào buổi tối:
Món mặn | Món xào | Món canh | Món tráng miệng |
Tôm kho củ cải Trứng hấp thịt băm Cá hồi sốt cam Mực hấp gừng Tôm hấp nước dừa Nấm rơm kho thịt băm | Củ sắn xào tôm Cà chua xào trứng Rau củ xào thập cẩm Nấm hương xào su hào Cải thìa xào thịt băm | Canh rau mồng tơi nấu tôm Canh mướp nấu nấm Canh bầu thịt băm Canh huyết nấu hẹ Canh rau dền nấu tôm | Đu đủ chín Kiwi Dâu tây Dưa hấu Bơ Táo Lê |
Gợi ý món ăn nhẹ tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Dưới đây là 1 số món ăn nhẹ giúp bổ sung năng lượng, kích thích vị giác và hương vị cho các mẹ bầu trong 3 tháng đầu:
- Sữa: Sữa tươi tiệt trùng, sữa đậu nành, sữa hạt sen, sữa đậu đỏ, sữa bí đỏ, sữa hạnh nhân.
- Chè: Chè đậu xanh, chè nha đam, chè thập cẩm, chè đậu đỏ, chè khúc bạch, chè hạt sen, chè rong biển.
- Bánh ngọt: Bánh đậu xanh, bánh bò, bánh flan, bánh su kem, bánh dorayaki, bánh bông lan, bánh mì bơ sữa.
- Các món ăn khác: Rau câu dừa, rau câu lá dứa, đậu hũ nước đường.
Đối với sữa và chè thì mẹ nên tiêu thụ vào giữa bữa chính, chẳng hạn vào khoảng 9h30 và 20h30 để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng thêm cho cơ thể của mẹ bầu.
Các loại bánh ngọt nên được ăn vào bữa phụ vào khoảng 14h. Đây là thời điểm lý tưởng để bổ sung năng lượng và kích thích vị giác sau khi đã tiêu thụ bữa trưa chính.
Các món ăn phụ khác thì mẹ có thể thưởng thức vào các khoảng thời gian sau bữa ăn chính để làm ngọt miệng và cung cấp thêm dinh dưỡng.
Lưu ý: Mẹ chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải, không nên ăn quá nhiều vì có thể gây tăng cân và dẫn đến tiểu đường thai kỳ và nhiều hệ luỵ nguy hiểm khác.
Đọc thêm: Bà đẻ ăn gì để nhiều sữa, uống gì để nhiều sữa?
Như vậy chị em đã cùng TIANYIAI tìm hiểu về “Những món ăn giúp an thai 3 tháng đầu”. Hy vọng rằng những gợi ý về món ăn trên đây sẽ bổ ích cho những mẹ đang chuẩn bị mang thai, mới mang thai hoặc đang trong thai kỳ nhé!