fbpx
Du-oi-la-gi

Tình trạng lượng nước ối nhiều hơn so với bình thường theo tuổi thai gọi là dư ối. Việc chăm sóc và cải thiện là điều rất quan trọng. Vậy dư ối là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nào nhận biết dư ối? Bà bầu bị dư ối có nên uống nước dừa không? Hãy cùng TIANYIAI tìm hiểu qua bài viết dưới này nhé!

Nước ối là gì? 

Trước khi trả lời câu hỏi “dư ối có nên uống nước dừa không?”. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về nước ối và dư ối. Nước ối là chất lỏng trong suốt, vàng nhạt bao quanh thai nhi sau vài tuần đầu của thai kỳ. Nước ối được chứa ở trong túi ối.

Nước ối có rất nhiều chức năng quan trọng trong việc phát triển thai nhi:

  • Tái tạo năng lượng, cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.
  • Bảo vệ thai nhi khỏi những chấn thương, tác động từ bên ngoài.
  • Giúp bảo vệ thai khỏi các tác nhân lây nhiễm nhờ đặc tính kháng khuẩn vốn có của nó.
  • Tạo không gian cho sự phát triển và tăng trưởng bình thường của thai nhi.

Nuoc-oi-la-gi

Đọc thêm: Thai nhi bị phù toàn thân có giữ được không?

Dư ối là tình trạng như thế nào? 

Dư ối (hay còn gọi là đa ối) là tình trạng nước ối được hình thành quá nhiều, vượt quá mức bình thường trong thời của thai kỳ gọi là dư ối. Đây là hiện tượng hiếm gặp và rất khó phát hiện đối với trường hợp nhẹ.

Trong thai kỳ, lượng nước ối phát triển theo từng giai đoạn:

  • Nước ối đạt từ 250 – 600 ml lúc thai nhi từ 16 – 32 tuần tuổi.
  • Nước ối sẽ tăng dần theo tuổi thai, đến  tuần thứ 34 sẽ đạt đến 800ml, khi thai nhi được 36 tuần tuổi thì lượng nước ối có thể đạt tới 1000ml.
  • Những tuần tiếp theo cho tới lúc sinh thì lượng nước ối lại giảm xuống mức bình thường là 600 – 800ml.
  • Bà bầu bị dư ối khi lượng nước ối vượt quá 2000ml.

Có hai loại đa ối:

  1. Cấp tính: Thường xảy ra ở tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ (thường từ tuổi thai 16 đến 20 tuần). Thể tích nước ối tăng nhanh, nhiều trong vài ngày, các triệu chứng xuất hiện đột ngột.
  2. Mạn tính: Thường xảy ra ở tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ. Ở loại này thì ngược lại, các triệu chứng xuất hiện từ từ, cơ thể có thể thích nghi được.

Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu bị dư ối

Theo Cleveland Clinic, một số thai phụ sẽ không gặp bất kỳ triệu chứng bị đa ối nào nếu tình trạng này ở mức độ nhẹ. Trường hợp bị đa ối nặng hơn, mẹ bầu có thể gặp một số triệu chứng như sau:

  • Cảm giác căng tức ở bụng, chuột rút hoặc co thắt.
  • Khó thở.
  • Ợ nóng.
  • Khó đi ngoài (táo bón).
  • Đi tiểu thường xuyên hơn.
  • Sưng ở âm hộ (bộ phận sinh dục ngoài), chân và bàn chân.
  • Khi tử cung của thai phụ to ra, nó sẽ gây áp lực lên các cơ quan lân cận như phổi, dạ dày, trực tràng và bàng quang.

Ngoài ra, các chuyên gia y tế có thể nhận biết thai phụ bị đa ối dựa trên những dấu hiệu sau:

  • Tử cung của người mẹ lớn hơn dự kiến ​​so với tuổi thai của thai kỳ.
  • Gặp khó khăn trong việc tìm nhịp tim của thai nhi.
  • Không thể cảm nhận được vị trí của thai nhi trong tử cung của người mẹ.

dau-hieu-nhan-biet-da-oi

Đọc thêm: Mẹ bầu nằm sấp có bị sảy thai không? Gợi ý 10+ tư thế tránh sảy thai

Nguyên nhân gây đa ối là gì?

Đa ối là hiện tượng xuất hiện trong khoảng 1 – 2% các trường hợp mang thai. Trong đó có khoảng 50 – 60% các trường hợp đa ối không xác định được nguyên nhân cụ thể. Nguyên nhân gây đa ối có thể kể đến bao gồm:

Nguyên nhân từ phía người mẹ:

  1. Tiểu đường thai kỳ không kiểm soát: Tình trạng này làm tăng nguy cơ nước ối nhiều.
  2. Bất đồng nhóm máu: Sự bất đồng giữa nhóm máu mẹ và thai nhi có thể dẫn đến đa ối.
  3. Dùng thuốc: Một số loại thuốc như lithium có thể góp phần gây ra đa ối.

Nguyên nhân từ phía thai nhi:

  1. Bất thường nhiễm sắc thể và gene: Các bất thường như trisomies, hội chứng Beckwith-Wiedemann,…
  2. Bất thường hình thái thai: Các dị tật về cấu trúc cơ thể của thai nhi.
  3. Nhiễm trùng bào thai: Nhiễm các loại virus như toxoplasma, rubella, cytomegalovirus, parvovirus,…trong thai kỳ.
  4. Khối u của thai nhi: Các khối u như u quái, u thận, u nguyên bào thần kinh, u mỡ.
  5. Rau thai: Các khối u của rau thai như u mạch màng đệm, u nguyên bào nuôi di căn,…

Dư ối có sao không? Biến chứng của đa ối khi mang thai

Theo March of Dimes, tình trạng đa ối có thể làm tăng nguy cơ gặp phải những vấn đề nguy hiểm sau:

  • Sinh non: Sinh trước 37 tuần của thai kỳ.
  • Vỡ ối sớm: Khi túi ối vỡ sau 37 tuần thai nhưng trước khi bắt đầu chuyển dạ.
  • Bong nhau thai: Khi nhau thai tách một phần hoặc hoàn toàn khỏi thành tử cung trước khi sinh.
  • Thai chết lưu: Khi thai nhi chết trong tử cung sau 20 tuần thai.
  • Xuất huyết sau sinh: Chảy máu nhiều sau khi sinh con.
  • Ngôi thai bất thường: Khi thai nhi không ở tư thế đầu chúc xuống và có thể cần phải sinh mổ.
  • Vấn đề hô hấp nghiêm trọng: Đa ối có thể gây khó thở nghiêm trọng trong thai kỳ.
  • Đờ tử cung: Khi tử cung bị căng quá mức và không thể co bóp bình thường.
  • Sa dây rốn: Khi dây rốn rơi xuống trước em bé trong quá trình chuyển dạ.
  • Thai to: Em bé có cân nặng trên 4,000 gram sau khi sinh.
  • Kẹt vai: Tình trạng vai của em bé bị kẹt trong khung chậu khi sinh.
  • Dị tật bẩm sinh: Bao gồm các vấn đề về xương và các tình trạng di truyền khác.

Di-tat-bam-sinh

Tùy vào mức độ nghiêm trọng cũng như cơ địa từng người mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Dư ối nhẹ thì có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị. Còn nếu dư ối nặng cần can thiệp y tế để làm thoát lưu lượng nước ối dư thừa.

Bà bầu bị dư ối có nên uống nước dừa không?

Sức khỏe của người mẹ đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển khoẻ mạnh của thai nhi. Trong đó, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất như protein, tinh bột, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất…để đảm bảo em bé có một khởi đầu tốt nhất. 

Nước dừa là một loại thức uống tự nhiên được “mẹ thiên nhiên” ban tặng, chứa nhiều vitamin tự nhiên, chất điện giải và khoáng chất. Việc uống nước dừa trong quá trình mang thai có thể cung cấp chất điện giải và hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, nước dừa còn được biết đến như một phương pháp tự nhiên để tăng lượng nước ối, rất hữu ích cho những mẹ bầu gặp phải tình trạng thiếu nước ối.

Vậy dư ối có nên uống nước dừa không? – Đối với các mẹ bầu bị dư ối hoặc đa ối thì không nên uống nước dừa. Lý do là bởi nước dừa có thể làm tăng lượng nước ối, khiến tình trạng dư ối trở nên nặng hơn và tiến triển nhanh hơn nhất là với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Ba-bau-bi-du-oi-co-nen-uong-nuoc-dua-khong
Bà bầu bị dư ối không nên uống nước dừa

Đọc thêm: Ra máu như hành kinh khi mang thai tháng đầu có sao không?

Cách điều trị đa ối hiện nay

Xử trí đa ối phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Dưới đây là các biện pháp điều trị đa ối dựa trên từng trường hợp cụ thể:

1. Đa ối thể nhẹ

Thai phụ bị đa ối nhẹ thường không cần điều trị đặc biệt. Việc theo dõi siêu âm định kỳ và quản lý thai nghén bình thường là đủ. Điều trị chỉ cần thiết khi tình trạng diễn biến nặng hơn và gây khó chịu cho thai phụ.

2. Đa ối thể trung bình

  • Theo dõi và nhập viện khi cần thiết: Xử trí chủ yếu vẫn là theo dõi. Thai phụ chỉ cần nhập viện khi xuất hiện các triệu chứng như đau bụng hoặc khó thở.
  • Nghỉ ngơi và dùng kháng sinh: Thai phụ cần nghỉ ngơi tại giường và sử dụng kháng sinh phù hợp. Amoxycillin thường được sử dụng đầu tay với liều điều trị 2g/ngày.
  • Siêu âm lặp lại: Theo dõi sự tiến triển của đa ối bằng siêu âm nhiều lần. Siêu âm cũng giúp phát hiện các bất thường về sự phát triển và dị tật của thai nhi.
  • Chọc ối làm xét nghiệm: Chọc ối có thể được thực hiện để làm các xét nghiệm sinh hóa và tế bào.

3. Đa ối thể nặng

  • Chọc ối giảm lượng nước ối: Chọc ối để loại bỏ khoảng 1.5 lít nước ối mỗi lần, giúp thai phụ dễ chịu hơn, giảm khó thở và căng cứng bụng. Chọc ối cũng giúp thu thập dịch ối để làm xét nghiệm nhiễm sắc thể và tế bào học. Tuy nhiên, thủ thuật này có thể gây ra một số biến chứng như vỡ ối, rau bong non, hoặc nhiễm trùng màng ối nếu không đảm bảo vô khuẩn.
  • Liệu pháp indomethacine: Sử dụng indomethacine với liều 1.5-3mg/ngày để giảm chế tiết và tăng hấp thu dịch phổi, giảm bài tiết nước tiểu và tăng tính thấm qua màng thai.
  • Kháng sinh: Sử dụng kháng sinh nhóm beta-lactam vì đã được nghiên cứu và xác nhận tính an toàn cho thai nhi.
  • Siêu âm nhiều lần: Theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng siêu âm nhiều lần để phát hiện các dị tật hình thái.
  • Đình chỉ thai khi cần thiết: Nếu thai nhi bị dị dạng nặng, có thể cần đình chỉ thai bằng cách bấm ối, kích thích co tử cung và cho sinh thường. Sau khi sinh, cần theo dõi sát sao để tránh đờ tử cung và sót rau hoặc màng rau.

Mẹ bầu bị dư ối nên ăn gì? Những thực phẩm giúp làm giảm nước ối

Để cải thiện tình trạng dư ối, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm sau vào khẩu phần ăn hàng ngày:

Thực phẩm

Lợi ích

Lời khuyên

Rau xanh và trái cây tươi
  • Giàu vitamin và khoáng chất giúp giảm lượng nước ối. 
  • Bổ sung hàm lượng lớn chất xơ, ngăn ngừa táo bón. 
  • Rau sẫm màu chứa axit folic ngăn ngừa dị tật thai nhi.
  • Mẹ nên bổ sung loại thực phẩm này hàng ngày
Hải sản
  • Cung cấp canxi và dưỡng chất tốt cho thai kỳ.
  • Giúp cải thiện tình trạng dư ối.
  • Lựa chọn thực phẩm tươi sống, hạn chế sử dụng hải sản đông lạnh.
  • Chỉ ăn hải sản đã được nấu chín và ăn với lượng vừa phải.
Thực phẩm giàu sắt và protein
  • Tốt cho mẹ bầu bị dư ối.
  • Cung cấp dưỡng chất cần thiết giúp thai nhi phát triển toàn diện.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm như thịt bò, thịt heo, thịt gà, cá.
Thực phẩm chứa chất béo và tinh bột
  • Cải thiện tình trạng dư ối.
  • Cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết.
  • Ăn tối thiểu 1 – 2 bát cơm mỗi bữa. 
  • Có thể thay thế cơm bằng phở, bún, khoai lang hoặc ngũ cốc.
  • Bổ sung chất béo từ đậu phộng, quả bơ, dầu oliu, cá hồi, dầu hạt lanh.

Những nhóm thực phẩm này không chỉ giúp giảm lượng nước ối mà còn cung cấp các dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp nhất mẹ nhé!

Đọc thêm: Gợi ý thực đơn tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu giàu dinh dưỡng

Cách phòng ngừa đa ối khi mang thai

Như đã tìm hiểu ở trên, tình trạng dư ối – đa ối gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, việc phòng tránh dư ối là điều rất cần thiết đối với mẹ bầu. Dưới đây là một số phương pháp đơn giản sẽ giúp mẹ có thể hạn chế được tình trạng này:

Khám thai định kỳ

Thai phụ cần được quản lý thai nghén một cách hiệu quả, theo đúng lịch hẹn khám thai và quay lại ngay khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đau bụng, khó thở, hoặc bụng lớn lên nhanh chóng. Ngoài ra, cần đi khám ngay khi có các triệu chứng sau:

  • Bụng căng và to nhanh đột ngột.
  • Khó thở.
  • Phù hai chi dưới hoặc phù toàn thân.
  • Đau bụng dữ dội.

Những biểu hiện này cần được chẩn đoán và xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Kiểm tra máu và nghiệm pháp dung nạp đường huyết

Thực hiện kiểm tra máu và nghiệm pháp dung nạp đường huyết từ tuần 24 đến tuần 28 của thai kỳ để phát hiện tiểu đường thai kỳ và có biện pháp xử trí phù hợp. 

Đối với những thai phụ có nguy cơ cao, chẳng hạn như có tiền sử tiểu đường thai kỳ hoặc trong gia đình có người bị tiểu đường, việc điều chỉnh chế độ ăn từ giai đoạn đầu thai nghén và kiểm soát đường huyết chặt chẽ là vô cùng quan trọng.

Tieu-duong-thai-ky
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần kiểm soát đường huyết chặt chẽ để ngăn ngừa đa ối

Xét nghiệm chẩn đoán sàng lọc trước sinh

Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh như Double test, Triple test, NIPT hoặc siêu âm để phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Việc này giúp đảm bảo theo dõi và quản lý thai kỳ tốt hơn, đồng thời có các biện pháp can thiệp kịp thời nếu cần thiết.

Đọc thêm: Tổng hợp những loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Như vậy quý độc giả đã cùng TIANYIAI tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị đa ối khi mang thai. Ngoài ra bài viết này còn giúp các mẹ tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi “dư ối có nên uống nước dừa không?”. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho các mẹ bầu đang gặp phải tình trạng dư ối khi mang thai nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *